Nè, bạn đang muốn chuyển sang ngành UX/UI đúng không? Chắc hẳn bạn đã nghe từ nhiều nguồn hoặc tham khảo nhiều người rồi nhỉ, nhưng vẫn chưa biết phải bắt đầu như thế nào?
Nếu bạn chưa biết phải bắt đầu như thế nào, thì bài viết này dành cho bạn. Mình muốn giúp bạn tổng hợp lại chặng đường chuyển ngành đây!
Bật mí, chặng đường này không hề khó đâu, nhưng cái bạn cần đó chính là: Bắt đầu.
Bắt đầu thôi!
1. Mở Ra Thế Giới UX/UI: Kỹ Năng Cần Thiết
UX/UI (User Experience/User Interface) là thiết kế trải nghiệm người dùng và giao diện người dùng. Thiết kế UX tập trung vào cảm xúc và hành vi của người dùng khi sử dụng một sản phẩm, còn UI mang đến vẻ đẹp và sự trực quan cho giao diện đó. Để thành công trong lĩnh vực này, bạn cần trang bị bộ kỹ năng đa dạng, bao gồm:
Nghiên cứu người dùng (User Research): giúp bạn thấu hiểu được nhu cầu cần thiết của người dùng mình muốn thiết kế, từ những nhu cầu cho đến những vấn đề mà họ gặp phải trong quá trình sử dụng sản phẩm. Đây là kỹ năng cốt lõi để nâng khả năng xác định được đúng vấn đề, từ đó có thể giải quyết bài toán người dùng phù hợp hơn. “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”
Thiết kế thông tin (Information Architecture): khi bạn đã có những dữ liệu nền tảng từ việc nghiên cứu người dùng, bạn cần phải tìm cách sắp xếp thông tin cho hợp lý và có tính toán để giúp người dùng biết được họ đang ở đâu, có thể làm gì và nơi nào họ cần đến. Một cách giúp bạn chính là xác định được mục tiêu của sản phẩm & người dùng → từ đó phân bố cục cho thông tin để giúp người dùng đạt được mong muốn cụ thể mà không bị mất thời gian/nhầm lẫn nào.
Wireframe & Prototyping: sau khi bạn đã xác định được bố cục thông tin từ việc thiết kế thông tin, thì mình sẽ cần xây dụng mô hình ban đầu của sản phẩm để thử nghiệm, và từ đó cải thiện lên trước khi thiết kế chính thức. Ở đây giúp bạn hình dung được sản phẩm/tính năng hoạt động như thế nào, và người dùng sẽ đi qua những bước nào để hoàn thành mục tiêu của mình. Một số công cụ có thể giúp bạn đạt được, tuỳ từng giai đoạn sử dụng:
User Flows
Wireframe
Wireflows
Prototyping
Thiết kế trực quan (Visual Design): bạn đã lên bố cục và mô hình thành công? mình sẽ đi qua việc thiết kế trực quan, giao diện cho sản phẩm. Để nắm được kĩ năng này, bạn sẽ cần:
Biết sử dụng phần mềm thiết kế: Figma, Adobe, vv…
Cần có kiến thức về màu sắc, bố cục, typography, tương phản, khoảng cách, khoảng trắng, vv…
Yếu tố về khả năng tiếp cận (accessibility), bạn cần thiết kế cho đa đối tượng, để làm được điều này thì sẽ quay lại khả năng nghiên cứu của bạn, bạn phải nắm rõ đối tượng sử dụng sản phẩm/tính năng của mình là ai để từ đó có thể thiết kế cho họ dễ sử dụng.
Giao tiếp và hợp tác: khi làm sản phẩm, không phải chỉ một mình bạn lên được sản phẩm, mà bạn cần phải cộng tác với Project Manager (Quản lý dự án), Business Analyst (Phân tích nghiệp vụ), Product Owner/Manager (Quản lý sản phẩm), và đội ngũ xây dựng Developer - vậy nên việc luôn cập nhật tình hình, thông tin, đàm phán, sẽ diễn ra hằng ngày. Tuỳ từng đối tượng, hãy thử “nghiên cứu người dùng” với các công việc bạn làm để từ đó có thể cộng tác với các bên một cách mượt mà nhất.
Ví dụ: Đối với thiết kế của bạn, hãy nắm ai sẽ là người đọc nó, và sử dụng nó - thì bạn hãy sắp xếp thiết kế mình cho thật “dễ tiếp cận”
Hình trên là tổng hợp các kỹ năng bạn cần trang bị cho mình khi chuẩn bị vào ngành. Dựa trên các kỹ năng này, bạn có thể quy chiếu với các kỹ năng bạn hiện có để có thể tạo những điểm neo và sự khác biệt cho bạn.
Ngoài ra còn các kĩ năng đa ngành khác có thể cần thiết:
Hiểu biết về doanh nghiệp, đối tượng là người dùng không thì đúng nhưng chưa đủ góc nhìn cho bạn, bạn cần biết doanh nghiệp làm gì, có vision như thế nào, tại sao lại cần những tính năng đó, vv..
Biết tổng quan về programming và coding, giúp bạn biết được logic đằng sau của sản phẩm, và tại sao các Dev cần làm vậy trên UI của bạn
Chăm sóc khách hàng
Một chút câu chuyện: Mình đến từ ngành dường như rất khác biệt đến thiết kế hay công nghệ thông tin, là Quản lý nhân sự. Nghe có vẻ không liên quan đúng không? Nhưng dựa trên việc tổng hợp các kĩ năng mình đã tích luỹ trong suốt những năm dũa móng dũa nết, mình có thể quy chiếu được là: Ở lĩnh vực nhân sự thì kỹ năng mềm sẽ được luyện tập rất nhiều, nên mình đã tích luỹ được khả năng cảm thông (empathy) thông qua lắng nghe các bạn nhân viên, giao tiếp và phản biện thông qua tiếp xúc rất nhiều người và cũng như đề xuất các quyền lợi cho nhân viên.
Từ đó, mình đã có sẵn các kỹ năng cần thiết cho UX trước, bây giờ mình đã chuyển ngành thành công, trong suốt quá trình đó mình đã trau dồi khả năng UI và các kiến thức nền tảng.
Và mình biết mấu chốt để chuyển ngành thành công, đó là:
2. Bắt Đầu, Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi
“Ui, bạn không đủ giỏi đâu”
“Ê, cần học nhiều thứ lắm, mình ngộp quá”
“Chuyển ngành thấy khó lắm đó”
Nghe quen ha?
Có phải ai đó nói với bạn như vậy khi bạn đề cập đến việc bạn muốn chuyển ngành? Hay bạn đã tự nói với mình những suy nghĩ ấy?
Dù là ai thì mình nên dừng những suy nghĩ này lại, mình hoàn toàn hiểu, bước chân vào một lĩnh vực mới luôn đi kèm với những nỗi lo nhất định. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn! Điều quan trọng là bạn chủ động học hỏi, không ngừng trau dồi và đối mặt với thử thách với tinh thần tích cực.
Bạn chính là người làm chủ cuộc đời bạn. Đây chính là trải nghiệm của bạn. Đây cũng chính là thử thách đầu tiên để bạn bắt đầu “thiết kế” lại cuộc sống cho mình.
Một chút tips để bạn có thể tham khảo để giúp vượt sự sợ hãy và tự ti từ cá nhân của mình:
Hãy suy nghĩ, thời gian của mình có hạn: hình trên bạn cũng có thể thấy được sự hoài nghi dẫn đến sự hối hận trong tương lai. Bạn nên nhớ, nếu bạn chọn con đường dễ dàng - thì sau này bạn sẽ khổ hơn, và ngược lại, bạn chọn con đường thử thách cho mình hơn, thì bạn sẽ có một cuộc sống dễ dàng hơn.
Thử thách bản thân nho nhỏ mỗi ngày: mỗi ngày hãy làm những điều nho nhỏ liên quan đến mục tiêu của mình, rồi chia sẻ ra ngoài để nhận feedback, mình tin chắc bạn sẽ khá hơn rất nhiều mà bạn không biết đó.
Không có thất bại: nếu nhìn một góc nhìn khác, thì mỗi lần chuyện không được như ý, nó sẽ không phải là thất bại, mà chính là từng bài học cho bản thân - nếu bạn chịu quan sát và nhìn nhận từ bản thân. Nên nếu có gặp “thất bại”, thì nó luôn là “bài học” mà bạn phải trải qua mà nhìn nhận được, thì khi bạn đứng lên, bạn sẽ bắt đầu với kinh nghiệm và bài học, chứ không phải từ con số 0, nhớ nhé.
3. Lập Bản Đồ Kỹ Năng: Bạn đã có gì trước khi sang UX/UI
Hãy tìm kiếm hướng bạn muốn đến trước, bạn muốn trở thành ai trước. Bạn muốn làm UX Design, hay UI Design, hay bạn muốn làm cả hai - UX/UI Design?
Để xác định, bạn hãy dựa vào sở thích của cá nhân, xem bạn thích gì hơn. Tuy nhiên, mình nghĩ là bạn có thể trải nghiệm toàn bộ một dự án, để bạn thấy rằng, cái gì mình thích nhất.
Bạn đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực khác nhau? Tuyệt vời! Bởi vì những kỹ năng cũ của bạn hoàn toàn có thể chuyển đổi sang UX/UI. Hãy dành thời gian xác định lại thế mạnh của bản thân, đây là một số ví dụ để quy đổi:
Bạn là cây viết cừ khôi? Khả năng sáng tạo nội dung và truyền đạt thông tin sẽ hỗ trợ đắc lực cho mảng UX.
Bạn có con mắt thẩm mỹ tốt? Biết phối màu, sắp xếp bố cục sẽ nâng tầm thiết kế UI của bạn.
Bạn giỏi phân tích dữ liệu? Kỹ năng này rất cần thiết để nghiên cứu và thấu hiểu hành vi người dùng.
Bạn là người giải quyết vấn đề? Luôn tìm cách cải thiện trải nghiệm người dùng là một điểm mạnh của nhà thiết kế UX.
Và còn nhiều cách để đối chiếu nữa, hãy kết hợp giữa sở thích, con đường bạn đường bạn muốn đến, và các kĩ năng có sẵn, để bạn xác định được bạn đang có gì trong tay. Mình tin chắc bạn sẽ tạo ra sự khác biệt, để bạn vững tin mình là một Designer được tạo dựng bởi một hành trình độc nhất.
4. Học Các Kiến Thức Cơ Bản
Để trang bị đầy đủ hành trang, hãy bắt đầu học các kiến thức nền tảng của UX/UI. Bạn có thể tự học nếu dư dả thời gian và tuỳ thuộc sở thích, tìm và chọn một nơi để học các kiến thức nền tảng. Nếu bạn muốn học nhanh hơn, được dẫn dắt từ người đi trước trong ngành, có các bạn học chung và hoàn thành dự án để xây dựng portfolio, thì Mirr Design là một lựa chọn không tồi mà bạn có thể tham khảo. Tại Mirr, các khóa học mang đến cho học viên những kiến thức chất lượng nhất, update nhất, chương trình đào tạo tiên tiến nhất, tập trung giúp bạn nâng cao tư duy thiết kế (design thinking) - thứ giúp bạn đi rất xa trong lĩnh vực. Bạn có thể tham khảo thêm tại đây: CUID & UXE.
5. Bắt Tay Vào Thiết Kế
Kiến thức là nền tảng, thực hành mới là chìa khóa! Đây là cách mình tổng hợp được từ nhiều nguồn để giúp bạn bắt tay vào thiết kế nhanh hơn. Bạn có thể đọc thêm bài “5 tuần luyện công UI” để bắt tay vào luyện công ngay thôi.
Đầu tiên, copywork - copywork là việc mình cần sao chép lại những sản phẩm khác trên thị trường. Thông qua việc này, sẽ tạo cho bạn luồng logic tại sao từ màn hình này nó lại qua màn hình này, ý đồ của các bạn design trước đó là gì? Từ việc này cũng là cách tốt nhất để luyện mắt của mình.
Sau đó, bạn có thể bắt đầu redesign hoặc 30 ngày design challenge. Nếu bạn cần chủ đề, hãy tham khảo Daily UI - https://www.dailyui.co/. Đây là 100 ngày thiết kế liên tục, đồng ý thử thách không? 😈
Trong quá trình đó, hãy tìm kiếm feedback cho mình, bằng cách sử dụng social media. Hoặc bạn có thể sử dụng Dribbble, Behance, Linkedin, Facebook, Instagram,… để chia sẻ các thiết kế bạn đã làm.
Từ đây, bạn đã có thể làm các dự án, case studies để xây dựng portfolio cho chính mình. Nếu bạn chưa biết bạn cần làm dự án thế nào, hãy thử tham khảo nhu cầu bản thân, hoặc bạn bè. Hoặc bạn có thể tạo đề bài dự án ngẫu nhiên, thông qua https://sharpen.design/ hoặc https://fakeclients.com/
6. Xây Dựng Portfolio Và Ứng Tuyển Việc
Khi bạn đã có một portfolio, hãy bắt đầu tìm việc. Bạn không cần đợi đến khi portfolio của mình trông thật “hoàn hảo”, nó cần được chỉn chu. Mình có một số bài để giúp bạn xây dựng portfolio hiệu quả, tại đây. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng Dribbble hoặc Behance, UXfolios như một công cụ portfolio cho mình.
Bạn không cần phải đợi sẵn sàng hoặc hoàn hảo để ứng tuyển. Bạn hãy đọc kĩ yêu cầu của nhà tuyển dụng, để xem xét các kĩ năng cụ thể.
Nếu bạn chưa có cơ hội, mà nhận lời từ chối. Không sao, hãy xem nó là cơ hội để mình luyện tập các kỹ năng, nhờ nó bạn sẽ biết bạn đang cần cải thiện những gì nữa.
Bạn có thể tham khảo một số câu chuyện học viên của Mirr, cũng chuyển ngành giống bạn nè:
Bài viết có thể dài một chút, nhưng mà nó không khó đúng không? Bước đầu tiên luôn là bước khó nhất, chính là bắt đầu và đi. Bạn đã có mọi thứ bạn cần để bắt đầu. Bạn sẽ không bao giờ sẵn sàng đâu 😂 nên chỉ cần bắt đầu nhỏ xíu thôi cũng được. Có thể mọi người xung quanh sẽ nghi ngờ bạn, không sao, chỉ cần bạn tin bạn là được.
Cùng đón đọc các tập tiếp theo của series Chuyền ngành này nhé
Câu chuyện: Hành trình chuyển ngành sẽ như thế nào, cần chuẩn bị kiến thức nền tảng gì?
Vượt qua Hội chứng giả mạo (Impostor Syndrome) trong thiết kế
Công cụ trong UX/UI, dành cho các bạn mới bắt đầu
Nuôi dưỡng tâm lý thiết kế
Cân bằng thẩm mỹ và chức năng
Hợp tác trong thiết kế: Xây dựng đội nhóm phát triển sản phẩm hiệu quả
Comments