top of page

Bắt đầu sự nghiệp là một "solo" UX Designer trong team nhỏ...tôi cảm thấy lạc lõng

Updated: Feb 9, 2022

Có một thực tế đang trở nên rất phổ biến với những bạn junior khi bắt đầu sự nghiệp bằng một vị trí tại các team nhỏ bởi vì ngày càng nhiều doanh nghiệp có nhu cầu "cần người để làm giao diện".


Bạn được kỳ vọng sẽ là người kiến tạo, xây dựng UX tốt cho các sản phẩm công ty từ số 0. Nhưng thực tế, những cộng việc này thường rất phức tạp và không rõ ràng vì bạn không biết mình nên làm gì và không có bất kỳ hướng dẫn nào từ những người có chuyên môn.


Một điều đáng buồn khác trong ngành UX là công việc nhiều nhưng luôn thiếu các cơ hội cho junior designer, nếu bạn thử nhìn quanh các JD tuyển dụng, hầu như công ty muốn tìm những vị trí có kinh nghiệm, có thể làm được việc, rất hiếm có các vị trí học hỏi và rèn luyện để phát triển từ junior trở thành senior. Hậu quả là nhân lực senior ngày càng khan hiếm trong khi còn rất nhiều junior đang gặp khó khăn trong giai đoạn đầu của sự nghiệp


Thực tế thì rất khó để có thể có các hình thức mentorship phù hợp với solo designer nếu bạn không được làm việc trực tiếp cùng senior designer. Lí do đơn giản vì người mentor không thể hiểu hết được trạng thái, sản phẩm của công ty, mức độ trưởng thành về UX tại công ty và rất nhiều yếu tố khác.. nên những góp ý của những người bên ngoài công ty chỉ dừng lại ở mức khá high-level.


Vấn đề mà mình thấy ở level junior designer là mặc dù được đào tạo hay biết rất nhiều về quy trình thiết kế, các phương pháp nghiên cứu, các kiến thức về UX một cách có hệ thống, nhưng chưa có cơ hội được thử sức ở các dự án thật, điều này làm thiếu đi khả năng đánh giá và chọn lựa các phương pháp phù hợp với hoàn cảnh phục vụ giải quyết vấn đề của của doanh nghiệp đó, nếu như chỉ chăm chăm vào quy trình được học mà không chú ý đến hoàn cảnh của doanh nghiệp thì kiến thức sẽ mãi ở trên sách vở và vấn đề vẫn ở đó. Senior designer một mặt khác đã "nằm gai nếm mật" qua rất nhiều dự án, bằng kinh nghiệm và những bài học mà họ tích luỹ được, họ nhanh chóng đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến việc giải quyết vấn đề mà dự án gặp phải một cách hiệu quả.


Để có thể hiểu hơn về vấn đề này, các bạn có thể xem biểu đồ minh hoạ dưới đây:



Với cả 2 cách làm việc, bạn đều có thể đạt được mục tiêu nếu nỗ lực đủ lớn, và bạn đều lạc lối. Junior trưởng thành từ những lỗi sai nên hãy yên tâm rằng dù ở mọi hoàn cảnh bạn được phép sai, sai ở đâu đứng lên ở đó. Điều khác biệt ở đây là nếu như bạn làm việc một mình con đường đi của bạn sẽ lòng vòng và tốn nhiều thời gian, công sức hơn, nó sẽ là sự lặp lại của các phép thử, sai và làm lại, có nhiều vòng lặp diễn ra quá dài mà vẫn chưa ra được kết quả, cộng với việc đơn độc 1 mình trong công việc đôi khi có thể khiến bạn mất niềm tin và lạc lõng ở công ty. Ngược lại với một người senior có kinh nghiệm, họ nhanh chóng đánh giá được tình hình, xây dựng chiến lược tiếp cận phù hợp, cá nhân mình thấy một số điểm mà senior khác biệt so với junior khi tiếp cận dự án, họ có thể:

  • Xác định ai là những bên liên quan ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định, điều mà họ muốn là gì, cách tiếp cận nào phù hợp nhất với từng đối tượng?

  • Xác định được thời gian và resource cho dự án

  • HIểu được những vấn đề hạn chế về mặt công nghệ và business

  • Kinh nghiệm từ những dự án trước để đưa được quyết định

  • Họ cũng đã thất bại nhiều lần vì vậy họ biết điều gì làm nên thành công

  • ...

Những điều liệt kê ở trên phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm cá nhân, thêm vào đó, senior designer có thể đưa ra quy trình làm việc của họ, đặt ra mục tiêu, set timeline và expectations của các bên liên quan một cách nhạy bén. Tựu chung lại việc làm việc với senior designer sẽ giúp bạn tránh được những lỗi sai không cần thiết, con đường đến mục tiêu của bạn có thể thử thách nhưng bạn sẽ không bị lạc ở một giai đoạn quá lâu, bạn có thể tạo được một mục tiêu phù hợp với cá nhân mình hơn.


Làm việc một mình bạn sẽ cảm thấy:

  • Không chắc chắn về những giá trị mình mang lại: Ví dụ: Persona có thực sự cần thiết hay bởi vì đó là yêu cầu của sếp trong mọi bài thuyết trình cần phải có?

  • Bạn cực kỳ bận rộn với một workload khổng lồ vì cả công ty chỉ có 1 người biết design

  • Áp lực công việc căng thẳng vì bạn luôn luôn phải "sẵn sàng chiến đấu" với nhiều yêu cầu khác nhau, với các mức độ mơ hồ khác nhau

  • Bạn cần "chứng minh" giá trị của thiết kế trong khi làm đang làm thiết kế, bởi xung quanh bạn có rất nhiều developer, PO, BA..cũng muốn tự phong mình làm nhà thiết kế UX với nhiều ý tưởng phong phú khác.

Tiêu cực như vậy thì có nên bỏ việc?

Câu trả lời là không!


Nếu bạn đang trong trạng thái này thì lời khuyên của mình là bạn cần dành một chút thời gian để thành thật với bản thân mình để trải lời câu hỏi này: "Bạn có muốn làm đến cùng, hay bạn chỉ muốn trải nghiệm?"


Có rất nhiều solo designer gắn bó với công ty khởi nghiệp từ những team vài ba người cho đến khi công ty thành công và họ nhận được rất nhiều phần thưởng xứng đáng: Junie Zhou tác giả của cuốn "The making of a manager" kể về hành trình từ một internship designer đến VP Product Design sau 15 năm tại Facebook đem đến cho cô rất nhiều bài học cuộc sống quý giá trên cương vị là một nhà quản lý. Jack Moffett tác giả của cuốn sách "Bridging UX and Web Development" trong một buổi hội thảo tại IxDA Hanoi đã chia sẻ con đường đến với quản lý của ông không hề có khái nhiệm UX manager, mọi sự nỗ lực của team và ông phục vụ một mục tiêu duy nhất là giải quyết các vấn đề mà doanh nghiệp của ông đang gặp phải và khi cơ hội đến ông đón nhận nó như một sự đền đáp xứng đáng cho những gì ông đã thể hiện.


Đôi khi, bạn sẽ may mắn gặp gặp được những đồng nghiệp rất rành về nghề. Mặc dù họ không phải designer nhưng họ lại rất cởi mở và thích thú với những phương pháp design thinking mới. Quan tâm đến UX thực sự. Bạn sẽ cảm thấy có những người cùng hội cùng thuyền, những người đó sẽ luôn khuyến khích, cổ vũ và ủng hộ bạn chinh phục những mục tiêu và thử thách khó hơn.


Trở thành một solo designer có rất nhiều lợi ích bên cạnh những nhược điểm trên. Bạn được phép sai, sửa sai liên tục, đó sẽ là những bài học quý giá cho tương lai của bạn. Quyết định thuộc về bạn.

  • Nếu bạn là một người thích tự chủ, thích học được nhiều thứ, luôn muốn thử những cái mới, và đi theo con đường của riêng bạn, thì đây là cơ hội tuyệt vời để bạn trau dồi nhiều kiến thức và kỹ năng trong một khoảng thời gian ngắn

  • Nếu những điều trên làm bạn lo lắng và ám ảnh bạn trong thời gian dài, ảnh hưởng đến mental health của bạn thì bạn nên tìm một cách tiếp cận khác nơi bạn tập trung chuyên môn hoá kỹ năng của mình, có thể là cách tổ chức với vai trò và cấu trúc rõ ràng hơn

Khi bạn làm việc nhiều năm và tích luỹ nhiều kinh nghiệm để trở thành senior designer, bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn về môi trường, lĩnh vực làm việc, những suy nghĩ tiêu cực trên có thể sẽ dần biến nhất, mình chỉ mong các bạn nhớ rằng để trải qua hành trình gian nan này bạn luôn cần những người đồng hành dù sự giúp sức là nhiều hay ít, tìm kiếm mentor phù hợp luôn là điều vời giúp junior designer vượt qua được những ngày tháng mông lung dài phía trước. Và đừng quên giúp đỡ các các junior designer khác nếu bạn có cơ hội, cùng nhau xây dựng một cộng đồng UX Design vững chắc và lành mạnh tại Việt Nam.

1,519 views0 comments

Recent Posts

See All

コメント


​UI/UX Course

Học tư duy thiết kế, thực hành thiết kế và tăng giá trị của thiết kế trong team

UX Career Support

Trở thành UX Designer chuyên nghiệp ​với sự  dẫn dắt 1-1 từ mentor

bottom of page