Loom được thành lập từ năm 2015, và hiện tại đã có tới 21 triệu người dùng và 350.000 công ty đang sử dụng nền tảng quay video của họ. Thật thú vị phải không, mỗi tháng còn có tới 5 triệu video Loom được tạo ra đấy!
Nói một cách dễ hiểu, Loom giống như một "công cụ quay phim siêu dễ dùng" giúp mọi người tạo video nhanh chóng, tiện lợi, và đặc biệt là rất chuyên nghiệp. Bạn có thể dùng Loom để quay màn hình máy tính, ghi âm giọng nói, hay thậm chí cả quay video bằng webcam, tất cả đều trong cùng một nền tảng.
Sau khi huy động thành công 130 triệu đô trong vòng Series C tháng 5/2021, được dẫn dắt bởi Andreessen Horowitz và đạt định giá 1,53 tỷ đô, mới đây Loom vừa tuyên bố... bị Atlassian "rước về dinh" với giá 975 triệu đô! Quả là không thể coi thường một công cụ giúp việc nhóm "chạy mượt" như Loom phải không nào?
Nhưng điều khiến Loom "thần thánh" không chỉ nằm ở con số trên, mà là ở sự đơn giản tuyệt vời cùng giá trị cốt lõi vô cùng rõ ràng: tăng năng suất bằng cách giảm thời gian họp lê thê!
Loom chính là "cứu tinh" cho những ai từng:
Bị cuốn vào vòng lặp 52 tin nhắn trên Slack, nhắn qua nhắn lại mà chẳng đi đến đâu (tự thú luôn!)
Phát rồ vì những phản hồi lắt léo, rải rác khắp Figma vào phút chót (cũng "dính chưởng"!)
Ngồi họp 4 tuần sau khi đã thống nhất phạm vi công việc để rồi... hít một hơi dài quay lại bước 1 vì chẳng ai đọc tóm tắt (ôi cái nỗi này!)
Loom chính là chiếc cầu nối giúp các team:
Hiểu nhau rõ ràng rành mạch: Thay vì nhắn tin qua lại, chỉ cần quay một video Loom ngắn gọn, truyền đạt ý tưởng, tránh hiểu lầm muôn đời.
Đá bay sự bối rối: No more những comment khó hiểu trên Figma. Loom cho phép vừa nói vừa diễn, giải thích chi tiết, chỉnh sửa dễ dàng hơn bao giờ hết.
Luôn cùng một nhịp: Quên đi những cuộc họp mỗi người một nơi, một suy nghĩ. Loom giúp cả team trên cùng chiến tuyến, cập nhật thông tin dù ở bất cứ đâu.
Vậy nên, nếu bạn đã "muốn bùng nổ" vì những hiểu lầm và họp hành lê thê, hãy thử Loom ngay và luôn! Đảm bảo đây là công cụ "thần thánh" giúp gắn kết team, hợp tác ăn ý và cùng nhau đưa công việc về đích như một "dream team" đích thực!
Tác giả đã sử dụng Loom từ năm 2020, nhưng cô ấy chỉ thật sự tích hợp Loom vào quy trình làm việc của mình từ đầu năm nay.
Điều khiến tác giả ấn tượng: giao diện đơn giản, văn phong thân thiện, dễ sử dụng. Nhưng một điều đặc biệt thu hút sự chú ý của tác giả là chiến lược email của họ: cách mỗi email dẫn dắt tác giả, đồng nghiệp và khách hàng quay lại sử dụng sản phẩm.
Vì vậy, hãy cùng khám phá cách Loom sử dụng tăng trưởng do sản phẩm dẫn dắt để thu hút, giữ chân và phát triển cơ sở người dùng của họ.
Đầu tiên, đó chính là retention (giữ chân người dùng)
Retention Loop (vòng lặp giữ chân người dùng) là gì?
Retention Loop (Vòng lặp giữ chân người dùng) là quá trình tương tác của người dùng với sản phẩm khuyến khích họ (và/hoặc những người khác) quay lại sử dụng liên tục theo thời gian.
Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất là hệ thống chuỗi thành tích của Duolingo. Hoạt động của người dùng tạo ra phần thưởng khiến họ quay lại liên tục (ví dụ: xây dựng chuỗi thành tích).
Chúng ta biết cách này hiệu quả, bởi vì chỉ trong năm nay Duolingo đã thông báo rằng hơn 3 triệu người dùng đã đạt được chuỗi thành tích 365 ngày trở lên...một con số thật đáng mơ ước nhỉ 😍.
Điểm hạn chế của Duolingo là chỉ liên quan đến một người dùng; về cơ bản, đây là một trò chơi. Bạn có thể mời bạn bè tham gia Duo, leo lên bảng xếp hạng và học cùng nhau, nhưng nó không phải là cốt lõi của trải nghiệm người dùng.
Khác với Loom.
Theo định nghĩa, Loom cần ít nhất hai người dùng để hoàn thành giá trị cốt lõi của nó (giúp giao tiếp dễ dàng hơn). Và bằng cách sử dụng thông báo khi người khác tương tác với nội dung của bạn, Loom tận dụng một loại vòng lặp giữ chân người dùng nổi tiếng khác: notification loop (vòng lặp thông báo).
Notification Loop (vòng lặp thông báo) hoạt động như sau:
Người dùng tương tác với sản phẩm → Thông báo được gửi tới đồng đội/bạn bè → Họ sử dụng sản phẩm → Thông báo được gửi tới đồng đội... và cứ tiếp tục như vậy
Do notification loop có sự tham gia của nhiều người dùng, nên nó mạnh mẽ và bền vững hơn so với chuỗi thành tích của Duolingo. Đã có nhiều bài viết chỉ ra rằng chuỗi thành tích có thể gây phản tác dụng với người dùng, vì chúng có thể dẫn đến sự từ bỏ sản phẩm khi người dùng cảm thấy thất vọng vì mất chuỗi thành tích dài 364 ngày.
Tuy vậy, vòng lặp giữ chân người dùng bằng thông báo không phải là mới.
Tinder, Bumble, WhatsApp, Facebook và các sản phẩm kết nối mạng xã hội khác đều thông báo cho bạn khi bạn có tin nhắn/bình luận/phản ứng với nội dung của mình. Thông thường các thông báo sẽ như sau:
[Tên người gửi] đã gửi tin nhắn cho bạn
Điều độc đáo của Loom nằm ở cách họ sử dụng “Curious Gap” để kích hoạt hành động của người dùng trong các thông báo nhắc nhở giữ chân người dùng cũng như thúc đẩy họ thực hiện các hành động cốt lõi.
Email chính đưa người dùng quay lại sản phẩm là email "ai đó đã xem video của bạn", được kích hoạt khi người đầu tiên xem bản ghi Loom của bạn.
Chúng ta sẽ xem xét mẫu, CTA và dòng tiêu đề để tìm hiểu điều gì khiến vòng lặp thông báo này hấp dẫn đến vậy.
Mẫu Email của Loom
Trước hết, Loom sử dụng một mẫu email siêu đơn giản. Mình cực kỳ thích điều này.
Template email của Loom được tối ưu hóa cho cả điện thoại di động và máy tính để bàn, với logo và branding ở đầu, nội dung ngắn gọn, một hình ảnh và một nút CTA chính — bởi vì hãy thành thật, ai có thời gian để đọc những email dài dòng?
Nội dung ngắn gọn là chìa khóa để chuyển đổi, đặc biệt là vì chỉ có 16% người đọc từng từ trên một trang. Vì vậy, hãy tiết kiệm thời gian cho mọi người và tăng tỷ lệ nhấp chuột bằng cách viết ít hơn. Văn bản súc tích có thể dẫn đến khả năng sử dụng cải thiện tới 58%.
Cùng với một mẫu sạch sẽ, có ba điểm then chốt mà Loom tạo ra "Khoảng trống tò mò" để thu hút người dùng rời khỏi hộp thư và quay lại trải nghiệm sản phẩm đầy đủ:
Dòng tiêu đề: Chú ý tạo sự tò mò, kích thích người dùng mở email.
Tiêu đề email: Thể hiện nội dung chính của email một cách ngắn gọn, hấp dẫn.
Avatar + tên người xem: Tạo cảm giác cá nhân hóa, khiến người dùng muốn biết ai đã xem video của họ.
Trước khi phân tích, hãy cùng tìm hiểu một chút về lý thuyết về Curious Gap - "Khoảng trống tò mò" nhé.
Curious Gap (Khoảng trống tò mò)
Curious Gap là khi thông tin bị thiếu trong một trải nghiệm một cách cố ý, điều này khiến người dùng phải tìm kiếm thông tin đó.
Khi có khoảng cách giữa thông tin được cung cấp và thông tin bị giấu, con người sẽ muốn thu hẹp khoảng cách đó. - Why We Buy
Được phổ biến trong cuốn Made to Stick của Chip & Dan Heath năm 2007, đây là một khái niệm tâm lý đã được sử dụng theo nhiều cách khác nhau trong Giao diện người dùng B2C và B2B:
Tinder che giấu mặt của người thích bạn (để khiến bạn tò mò và nâng cấp tài khoản)
Mọi dạng bài trắc nghiệm đưa ra kết quả dựa trên chuỗi câu hỏi và câu trả lời, ví dụ như trắc nghiệm Myers Briggs.
New York Times làm mờ một nửa đoạn bài viết của mình
Loom không chỉ làm một lần, mà tận ba lần trong một email giữ chân người dùng của mình
1. Dòng tiêu đề
Loom lần đầu tiên khơi gợi sự tò mò với dòng tiêu đề:
[tên video] đã được xem
Bằng cách gửi email này ngay sau khi video được xem và bỏ qua chi tiết quan trọng (ai đã xem), Loom trêu chọc chúng ta, khuyến khích chúng ta mở email.
Bạn có thể thấy hòm thư của tôi đầy những dòng tiêu đề tạo ra sự tò mò dựa trên các video Loom mà tôi đã chia sẻ.
Ngoài việc kích thích sự tò mò, nó còn khiến công việc của tôi cảm thấy được trân trọng. Không có gì tồi tệ hơn việc biết bạn đã chia sẻ thứ gì đó mà không ai thèm nhìn trước cuộc họp...
2. Header
Ngay trong email, khoảng trống tò mò lại càng nới rộng chứ không hề thu hẹp, thể hiện qua phần tiêu đề:
[tên video] vừa nhận được một lượt xem ẩn danh
Phần tiêu đề email mạnh mẽ nhưng đơn giản đóng vai trò then chốt.
Loom sẽ tuyệt hơn nữa nếu bạn biết chính xác ai đang xem, tương tác, và bình luận.
Đáng tiếc, không có cách nào để biết ai đã xem video trừ khi họ để lại bình luận hoặc tham gia Loom với tư cách là đồng đội.
Vì vậy, chỉ còn cách đoán (hoặc đợi đến khi ai đó nói trong Slack rằng họ đã xem video trên Loom - nếu bạn đang sử dụng Slack để bàn luận trong team của bạn).
3. Avatar và username của nguời xem
Loom tiếp tục "nhử" người xem bằng hình ảnh và tên người xem bí ẩn ngay dưới phần mô tả, trước khi hé lộ video bằng ảnh GIF động để Curious Gap của người dùng lại càng phình to ra.
Được xem bởi Ai đó
Mình thích cách chữ "Someone" được in đậm và in hoa, như thể đó là một người dùng thực sự đang đội lốt bí ẩn. Thật là rùng rợn làm sao!
Việc sử dụng hình ảnh và định dạng phông chữ khiến email này không còn lặp lại tiêu đề, mà thay vào đó, nó khuếch đại hiệu ứng của khoảng trống tò mò.
Nó cũng giúp email dễ đọc lướt qua: nếu bạn không đọc tiêu đề, mắt bạn sẽ bị thu hút bởi ảnh GIF của video và sau đó là hình đại diện.
Chi tiết này, cùng với kích thước và khoảng cách phông chữ đẹp, giúp mẫu email dễ đọc lướt - điều này đã được chứng minh là cải thiện 47% khả năng sử dụng (theo một nghiên cứu cũ nhưng phù hợp về khả năng sử dụng nội dung web).
Dù sao thì mình cũng bị mê hoặc. Khi mình trải nghiệm, mình muốn biết 'Someone' này là ai. Mình bấm vào video và xem lại công việc của mình. Sau đó, mình chỉ còn cách đoán xem đó là ai và hồi hộp chờ đợi email Loom tiếp theo.
Loom củng cố vòng lặp thông báo bằng cách sử dụng khoảng trống tò mò mạnh mẽ để thúc đẩy người dùng mở email và nhấp chuột.
Và không chỉ "lượt xem" mà mình có thể nhận được thông báo. Hóa ra còn có nhiều... nhiều thứ khác mà tác giả có thể nhận được nữa...
Cài đặt thông báo
Ngâm cứu sâu vào cài đặt thông báo của Loom quả là bùng nổ...
41 tùy chọn thông báo...
Mình có thể thấy mình nhận được thông báo trên 3 thiết bị cho 8 loại tương tác khác nhau, 3 loại chia sẻ video, 2 loại ghép video và 2 thông báo giáo dục nữa về nhắc nhở và thống kê.
Từ đây, rõ ràng là mình mới chỉ đang chạm đến bề mặt của thông báo Loom, và nếu mình thực sự kích hoạt cùng với team, mình sẽ nhận được email cá nhân hóa và liên quan hơn.
Đây là một dạng dark pattern thực thụ, là những thiết kế giao diện người dùng (UI) được thiết kế nhằm mục đích đánh lừa hoặc thao túng người dùng thực hiện những hành động mà họ không mong muốn hoặc không có lợi cho họ. ⇒ Ở trường hợp này, thông tin nhiều và rắc rối hơn, làm người dùng từ bỏ việc thay đổi tuỳ chỉnh thông báo của mình*
Mình cũng lo lắng liệu khoảng trống tò mò có quá hẹp và thay vào đó, cảm giác bị choáng ngợp lại nhiều hơn không. Nhưng ít nhất, mình có thể kiểm soát những thông báo nào mình nhận được.
Giống như cách Slack cho phép dễ dàng "ngủ đông" thông báo trong email của họ (dù sao thì, ai cần cả thông báo email lẫn tiếng "ting" từ Slack đúng không...)
Kết luận
Dù chu trình giữ chân người dùng qua email không còn mới, chúng ta vẫn có thể học được rất nhiều từ cách Loom thực hiện một retention loop hoàn hảo (10/10 điểm):
Tạo khoảng trống tò mò: Bằng cách khơi gợi sự tò mò, Loom thu hút người dùng mở email và nhấp chuột, gia tăng tương tác.
Thiết kế gọn gàng, dễ đọc: Mẫu email đơn giản, dễ quét, cải thiện hiệu quả tiếp cận người dùng.
Cá nhân hóa trải nghiệm: Cho phép người dùng tùy chỉnh thông báo theo thiết bị và loại thông báo.
Sáng tạo trong cách gây tò mò: Loom khéo léo sử dụng hình ảnh, avatar, phông chữ để kích thích sự tò mò thay vì lặp lại nội dung nhàm chán.
Vòng lặp giữ chân người dùng của Loom tóm gọn lại là:
Bài viết được dịch và tổng hợp từ How Loom drives product-led growth with email - bởi Mirr Design
Mirr Design hiện đang tuyển sinh khóa học “User Experience Essentials” - UXE. Kiến tạo tư duy giải quyết vấn đề, và xây dựng trải nghiệm người dùng xuất sắc.
Ai nên học? Khoá học phù hợp với tất cả những ai đang phát triển các sản phẩm số và muốn đưa sản phẩm của mình đến tay người dùng, từ Product Owner/Product Manager, Business Analyst, Visual Designer, Marketer và cả những người muốn bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực UI/UX.
Comments