Phần 3: Rèn luyện tư duy thiết kế
Bài viết này mình sẽ chia sẻ về:
Xác định thế mạnh để tạo sự khác biệt
Khi bạn đã trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng và tích luỹ một số kinh nghiệm để có thể làm nghề, bạn sẽ trở thành một Junior Designer, một ứng viên với có để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của thị trường. Điều bạn cần quan tâm ở giao đoạn này để tạo ra sự bứt phá trong sự nghiệp và khác biệt so với đám đông chính là dựa vào thế mạnh của mình.
Bạn hiểu đơn giản rằng ở mỗi doanh nghiệp, dù cùng một ví trí, hay title thì mỗi cá nhân đều có sự đóng góp khác nhau, mỗi người chúng ta đều có những điểm mạnh và điểm yếu và điều đó quyết định việc chúng ta đóng góp như thế nào cho dự án và tổ chức. Việc xác định được những điều bạn giỏi, làm tốt sẽ giúp bạn có chiến lược đầu tư bản thân đúng đắn, định vị được mình trên thị trường
Một người thiết kế am hiểu về lập trình được rất nhiều công ty săn đón đặc biệt là các công ty phát triển phần mềm, các công ty outsourcing
Một người thiết kế có khả năng phối hợp, điều tiết và quản lý các bên liên quan có cơ hội thăng tiến lên vị trí quản lý thiết kế trong team
Một người thiết kế có sự am hiểu sâu rộng về tài chính, ngân hàng sẽ được chào đón ở các công ty phần mềm tài chính, sản phẩm, dịch vụ fintech
Một người thiết kế có kỹ năng visual design tốt sẽ lọt vào tầm mắt xanh của các công ty sản phẩm, agency có sự khắt khe về thiết kế visual
...
Tập trung vào thế mạnh giúp cho cái tên của bạn luôn luôn nằm ở "top of mind" của nhà tuyển dụng khi họ nhìn vào danh sách ứng viên. Xác định được thế mạnh sớm sẽ giúp bạn tìm kiếm những cơ hội thăng tiến phù hợp trong tương lai. Hãy thử đăt câu hỏi cho bản thân bạn từ bây giờ về những gì bạn đang có ví dụ:
Bạn muốn làm việc liên quan nhiều đến UI hay UX?
Bạn có am hiểu về lập trình không?
Background và kinh nghiệp trong quá khứ của bạn là gì? Có điều gì khác biệt không?
Bạn có hứng thú với data và machine learning không?
Bạn có định hướng trở thành chuyên gia trong mảng nào không?
Bạn có khả năng vẽ, hay làm animation không?
Hãy đặt thật nhiều câu hỏi về bản thân mình để tìm ra điểm khác biệt của bạn so với những designer khác. Hiểu được thế mạnh, luôn đề cập nó trong khi bạn phỏng vấn xin việc, trong hồ sơ, portfolio của bạn. Bạn sẽ thấy sự khác biệt so với việc tạo ra một hồ sơ chung chung giống như bao ứng viên khác
Trong khi bạn tập trung khai thác điểm mạnh, vậy còn điểm yếu thì sao?
Bạn không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn điểm yếu
Không ai là hoàn hảo cả, vì thế bạn không nhất thiết phải đặt nặng bản thân vào việc phải khắc phục toàn bộ điểm yếu của mình trong một thời gian ngắn. Dưới đây là một chiến lược mình đề xuất để bạn có thể "lựa cơm gắp mắm" phù hợp
Bạn hãy làm thử một nghiên cứu nhanh về các yêu cầu công việc ở các vị trí mà bạn đang theo đuổi hoặc có ý định theo đuổi. Liệt kê ra những yêu cầu cho vị trí đó, bạn đối chiếu lại với profile của bản thân mình để xem khả năng phù hợp của bạn thế nào.
Bạn có thể là một người thiết kế giao diện rất tốt, nhưng nếu bạn không có am hiểu cơ bản về quy trình UX, nghiên cứu người dùng, phối hợp làm việc với các phòng ban khác, thì bạn sẽ rất khó để cạnh tranh trên thị trường bây giờ. Ngược lại nếu bạn có base về UX nhưng bạn không thể làm được những điều căn bản trong thiết kế giao diện bạn cũng sẽ vấp phải sự cạnh tranh từ những ứng viên khác. Chính vì vậy nên khi apply công việc bạn cần chú ý
Trau dồi những điểm mình còn thiếu ở level cơ bản, nền tảng (không cần thiết phải chuyên sâu)
Tìm kiếm các công việc nơi mà điểm mạnh của bạn được toả sáng, tránh những job yêu cầu quá nhiều về điểm yếu của bạn
Điểm mạnh của beginner designer là gì?
Năng nổ và nhiệt tình: là một người mới vào nghề mọi thứ đều mới và cũng "không có gì để mất" nên đây là một điểm mạnh của các bạn junior designer khi không ngần ngại bất kỳ công việc gì, luôn luôn học hỏi và giúp đỡ mọi người, điểm cộng nào giúp cho junior design có thể học nhanh, thất bại sớm để thu nạp kiến thức và kinh nghiệm cho mình
Nhiều ý tưởng: Là "tấm chiếu mới" bạn có thể đưa ra nhiều ý tưởng (khả thi và không khả thi) mà chưa bị "tư duy lối mòn", có thể có nhiều ý tưởng ngây ngôn và không khả thi nhưng nó là tiền đề để tìm kiếm ra các giải pháp đột phá, hãy luôn giữ cho bản thân mình sự tò mò về mọi thứ xung quanh
Chi phí hợp lý : Ở góc độ chi phí thì tuyển dụng một junior design thấp hơn rất nhiều so với mid-level và senior designer. Nhiều công ty vận hành theo mô hình senior kèm cặp junior để tiết kiệm chi phí. Lưu ý là đây là lợi thế của bạn chỉ trong giai đoạn đầu của sự nghiệp, đừng đắn đo quá nhiều về mức thù lao mà bạn nhận được trong 3-6 tháng đầu tiên làm việc, thay vào đó hãy tập trung hết mức có thể để áp dụng những kiến thức mà bạn đã học được vào thực tế sau thời gian đó nếu bạn chứng minh được hiểu quả mà bạn mang lại cho doanh nghiệp, bạn chắc chắn sẽ được trả một mức xứng đáng.
コメント