top of page

Kế hoạch học UI/UX hiệu quả - P4

Các bạn có thể đọc lại các phần phía trước tại đây


Bài viết này mình sẽ chia sẻ về:

Áp dụng kiến thức và tư duy để giải quyết vấn đề thực tế


Trong bài "Solo Designer" mình có đề cập đến một vấn đề của thị trường đó là các công ty luôn tìm kiếm các bạn có kinh nghiệm làm việc rồi (> 1 năm), một phần nguyên nhân của việc đó là bởi vì khi người đó có kinh nghiệm thực tế họ đã trả qua các thất bại, học thêm nhiều bài học, thấy được sự khoảng cách giữa thực tiễn và kiến thức. Họ hiểu được design trong thế giới thật, có thể đưa ra thứ tự ưu tiên cho thiết kế, họ đã làm việc với các chỉ số của sản phẩm...vv


Chính vì vậy, việc bạn đọc bao nhiêu cuốn sách, tham gia bao nhiêu khoá học giúp bạn chuẩn bị kiến thức nền tảng cho mình, giai đoạn này là lúc bạn "tiêu hoá" những kiến thức này và biến nó thành chất dinh dưỡng cho chính mình.

Làm thế nào để chuyển hoá những kiến thức đó thành năng lực của bạn?

Hãy xem sơ đồ "Hierarchy of design-learning outcomes" - The Design Way by Harold G. Nelson and Erik Stolterman dưới đây




Mình sẽ giải thích 4 tầng đầu tiên của sơ đồ học thiết kế bạn có thấy cách chúng ta "tiêu hoá kiến thức"

  • Capacity: Là tầng đầu tiên, thể hiện khả năng dung nạp kiến thức, hay hiểu nôm na là "dung lượng" kiến thức của bạn (1GB, 2GB...). Khi bạn bắt đầu học, bạn sẽ đọc, nghe, viết... để đưa kiến thức vào, khả năng tiếp thu kiến thức của mỗi người khác nhau. Giai đoạn bạn dung nạp chính là bước 2 mình viết ở trước. Những kiến này thực sự có ý nghĩa khi bạn tự tin (Confidence) hành động (do/act) để tạo ra một sự thay đổi, tạo ra kết quả.


  • Confidence: Khi hành động của bạn có thể tạo ra thay đổi, bạn thấy được output sau mỗi lần áp dụng kiến thức, bạn hiểu và biết cách áp dụng những kiến thức, lặp đi lặp lại nó một cách nhuần nhuyễn để có thể chuyển đổi nó thành khả năng của mình (Capability)


  • Capability: Là khả năng bạn có thể làm một thứ gì đó một cách thông thạo, và có hiệu quả cao, điều này được tạo ra từ nền kiến thức vững chắc và việc làm đi làm lại, học từ thực tiễn mà bạn đã chuẩn bị ở 2 tầng dưới. Khả năng làm việc chính là một trong những yếu tố mà cách doanh nghiệp tìm kiếm ở ứng viên design. Trong giai đoạn đầu của sự nghiệp bạn có khả năng làm các công việc khác nhau thì cơ hội bạn được nhận job càng cao


  • Competence: Được tạo ra nhờ sự đúc kết, rút kinh nghiệm trong quá trình làm việc về một lĩnh vực nào đó, bạn không chỉ làm tốt nó, mà bạn có khả năng vận dụng kết hợp các kiến thức, kỹ năng và thế mạnh của bạn để giải quyết vấn đề liên quan, trong các bối cảnh khác nhau, tiền đề để tạo ra sự khác biệt và đột phát trong tương lai. Đạt được đến mức độ competence thì bạn đã khá chắc về mặt kiến thức của mình và có thể sẵn sàng cho các vấn đề phức tạp hơn trong tổ chức.

Một khía cạnh khác bạn cũng sẽ cần hiểu được trong quá trình làm việc ở tổ chức đó là quy trình và cách phối hợp để đạt được mục tiêu chung. Hiểu nôm na là một thành viên trong team product thì đều có một nhiệm vụ và vai trò riêng, một mình designer không thể xử lý hết được toàn bộ công việc vì thế quá trình làm việc của bạn luôn phải phối hợp, cộng tác với các thành viên khác. Quy trình thiết kế là một trong những yếu tố đầu tiên trong việc hình thành nên sự phối hợp, có rất nhiều quy trình bạn có thể tham khảo và bạn cần chọn được 1 quy trình phù hợp với tổ chức và team của bạn.


Để có thể phối hợp hiệu quả thì bạn cũng cần có sự am hiểu về các khía cạnh và yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai một sản phẩm. Đây thường là yếu tố mà người mới bắt đầu ít quan tâm và ít có cơ hội cọ xát nhất. Thiết kế cần phải được đặt vào bối cảnh của một sản phẩm đó. Ngoài việc tạo ra trải nghiệm tốt, giải quyết vấn đề của người dùng, thì chúng ta còn phải quan tâm đến việc giải pháp đó đem lại benefit thế nào cho business, giải pháp đó có khả thi về mặt công nghệ trong bối cảnh của công ty không? Thời gian triển khai bao lâu? Có phải đánh đổi gì không? Điều quan trọng mà bạn cần phải nhận ra là, design không phải là làm việc 1 mình, bạn luôn cần đảm bảo thiết kế của mình align cùng với các bộ phận khác một cách nhịp nhàng. Sự an hiểu về sản phẩm và hiểu người khác đang làm gì giúp bạn giao tiếp và phối hợp tốt hơn, đưa ra thiết kế phù hợp hơn. Các công ty sản phẩm thường ưu tiên tìm kiếm những người có khả năng phối hợp và xây dựng một văn hoá teamwork hơn là những người giỏi xuất chúng nhưng chỉ làm việc một mình.


595 views0 comments

Comments


​UI/UX Course

Học tư duy thiết kế, thực hành thiết kế và tăng giá trị của thiết kế trong team

UX Career Support

Trở thành UX Designer chuyên nghiệp ​với sự  dẫn dắt 1-1 từ mentor

bottom of page