top of page

Kế hoạch học UI/UX hiệu quả - P1

Updated: Sep 6, 2021

Một người mới bước vào ngành này điều quan trọng là bạn tìm cho mình một hướng đi và một cách học phù hợp với bản thân mình. Nếu bạn đang bị "quá tải" về nhiều thông tin để lựa chọn và đánh giá, thì bài viết này sẽ phù hợp với bạn. Đây là một hướng dẫn mà mình đúc kết lại trải qua một thời gian làm việc tại thị trường Việt Nam, nó bao gồm mục tiêu và các kế hoạch hành động cụ thể mà bạn có thể làm ngay hôm nay để đạt được mục tiêu của mình.


 

Disclamer: Lộ trình học này là do mình xuất phát điểm từ software engineer sau đó chuyển sang graphic design, bạn nên cân nhắc trước khi áp dụng cho cá nhân bạn vì mỗi người đều có một thế mạnh và background khác nhau. Không có kế hoạch nào one-size-fit-all.

 

Để có được công việc trên thị trường, về cơ bản bạn sẽ cần 4 yếu tố chính đó là:

  • Nắm vững kiến thức nền tảng về ngành thiết kế UI/UX: Design không chỉ là tạo ra thiết kế đẹp, design là thiết kế cách giải pháp tập trung vào giải quyết vấn đề của người dùng. Vì thế bạn cần trang bị cho mình các nhóm kiến thức giúp bạn có thể thiết kế như: visual design, thẩm mỹ, layout..Các nhóm kiến thức về thiết kế tương tác, trải nghiệm người dùng, kỹ năng nghiên cứu giúp bạn có thể tạo ra các chức năng giải quyết vấn đề của người dùng


  • Có thể vận dụng những kiến thức mà bạn học được vào giải quyết vấn đề thực tế, có tư duy thiết kế: Design và art là 2 concept khác nhau, nếu như người nghệ sĩ tập trung thể hiện sự sáng tạo và độc đáo của cái tôi cá nhân, thì người thiết kế tập trung giải quyết vấn đề bằng sự sáng tạo của mình. Chính vì vậy các giải pháp mà họ tạo ra đều có chủ đích, hướng tới một nhóm đối tượng, giải quyết một vấn đề cụ thể, việc rèn luyện mindset là cực kỳ quan trọng và các doanh nghiệp thực thế luôn tìm kiếm những cá nhân có khả năng am hiểu và giải quyết vấn đề nhiều hơn là những designer có kiến thức tốt nhưng không biết cách áp dụng.


  • Có những điểm mạnh, điểm giúp bạn tạo đột phá và khác biệt trên thị trường: Mỗi cá nhân đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng, ban đầu bạn có thể không nhận ra các điểm mạnh của mình, lĩnh vực mình thực sự phù hợp là gì. Khi bạn chưa có ý niệm về việc hiểu bản thân, bạn có thể apply bất kỳ job nào có thể không phù hợp với bạn, bạn chán nản, thăng tiến chậm, thậm chí có thể không có được job. Bạn nên dành thời gian để khám phá những điều đặc biệt ở cá nhân mình, điều gì bạn làm tốt, sở thích và đam mê của bạn là gì, background, kinh nghiệp của bạn có support gì cho bạn, có lĩnh vực nào bạn có thể để tư để trở nên khác biệt giữa đám đông, để nhà tuyển dụng có thể tìm kiếm ở bạn mà thị trường không có?


  • Có bằng chứng thuyết phục về 3 yếu tố đề cập ở phía trên: Sau khi đạt được 3 yếu tố kể trên, việc cuối cùng bạn cần làm là đưa ra được những bằng chứng thuyết phục nhà tuyển thông qua kinh nghiệm làm việc trong quá khứ, portfolio, CV, case studies...Tất cả những gì bạn có thể làm để chứng minh với thị trường bạn là một ứng viên tiềm năng.


Vậy làm thế nào để có được 4 điều trên?

Dưới đây sẽ là kế hoạch hành động cụ thể. Mình sẽ chia nó thành 7 giai đoạn cụ thể, thời gian để hoàn thành nó phụ thuộc vào tốc độ học, khả năng và đầu tư của bạn, các bạn có thể tham khảo những hình thức và hoạt động học trong từng giai đoạn.

  1. Học tập, tích luỹ kiến thức về UI/UX

  2. Rèn luyện tư duy thiết kế, tư duy giải quyết vấn đề

  3. Áp dụng kiến thức và tư duy để giải quyết vấn đề thực tế

  4. Xác định thế mạnh để tạo ra sự khác biệt

  5. Xây dựng profile với những bằng chứng xác thực

  6. Tìm hiểu quy trình tuyển dụng, chuẩn bị cho phỏng vấn

  7. Tiến vào thị trường



Trong bài tiếp theo mình sẽ chia sẻ cụ thể kế hoạch hành động ở từng bước. Nếu bạn là người mới học UX, hãy tham gia "Xóm UX" cộng đồng dành cho những người mới vào nghề để được giải đáp thắc mắc và cùng trao đổi thêm nhé.


Các phần tiếp theo:



3,583 views0 comments

Comments


​UI/UX Course

Học tư duy thiết kế, thực hành thiết kế và tăng giá trị của thiết kế trong team

UX Career Support

Trở thành UX Designer chuyên nghiệp ​với sự  dẫn dắt 1-1 từ mentor

bottom of page