top of page

Kế hoạch học UI/UX hiệu quả - P2

Trong phần trước mình đã nói về 7 bước quan trọng để học UI/UX hiệu quả, phần này mình sẽ viết chi tiết về một số kiến thức quan trọng trong lĩnh vực này:


Học tập, tích luỹ kiến thức về UI/UX


Kiến thức về UI/UX thì rất rộng về cả chiều dài và chiều sâu, ở đây mình chỉ tóm gọn những kiến thức nền tảng mà bạn nên có, sau khi bạn học được rồi bạn sẽ đưa ra quyết định mình nên đi sâu vào mảng nào dựa vào điểm mạnh của bạn và con đường mà bạn theo đuổi:


1. Kiến thức về Visual/UI Design:

  • Các yếu tố cấu thành nên một thiết kế: Typography, Color, Shape, Image, Icons, Shadow..

  • Các định luật thiết kế cơ bản: Gestalt principle, Alignment, Spacing, Sizing, Simplicity...

  • Thiết kế trên các nền tảng: Mobile, Desktop, Wearable devices...

  • Hệ thống lưới (Grid system), hiểu về cách vận hành Design System

  • Công cụ thiết kế: Sketch, Figma, XD, Photoshop, Illustrator

2. Các kiến thức về UX:

  • Interaction design: Đây là một phần quan trọng trong UX, bạn học cách thiết kế sản phẩm tương tác với user và ngược lại. Ví dụ như cách bạn thiết kế button khi người dùng tap vào, cách hiển thị notification trên điện thoại, điều gì sẽ xảy ra khi user vuốt sang...vv Tất cả những tương tác đó sẽ được định hình bởi người thiết kế. Để bắt đầu học IxD bạn có thể làm quen với cách định nghĩa và từ vựng của ngành bằng cách bắt chước lại những pattern đã có hiện tại, đọc và tìm tòi thêm những lĩnh vực mà bạn quan tâm để có vốn hiểu biết cơ bản về lĩnh vực này


  • User research: Thiết kế là giải quyết vấn đề, để giải quyết được vấn đề điều đầu tiên cần làm đó là hiểu đúng về vấn đề mà người dùng đang gặp phải, quá trình này đòi hỏi bạn phải nghiên cứu, tìm tòi. Hiểu nhóm user đang dùng sản phẩm của bạn, hiểu những pain points và needs của user. Việc nghiên cứu người dùng giúp cho bạn đưa ra quyết định thiết kế đúng đắn hơn, có cơ sở lập luận rõ ràng. Dù bạn không làm chuyên sâu như một UX Researcher, có những kỹ năng nghiên cứu cơ bản là cực kỳ cần thiết để phục vụ thiết kế của bạn


  • Usability: Là một trong những khía cạnh quan trọng trong quy trình thiết kế tương tác, tạo ra các sản phẩm dễ sử dụng với người dùng. Đây là yếu tố bạn luôn luôn phải nhớ trong quá trình thế kế. Usability được tạo ra bởi rất nhiều trụ cột, ví dụ như: learnability, efficiency, memorability, error, satisfaction....Hãy bắt đầu bằng việc học các định nghĩa này và học cách áp dụng nó vào các thiết kế của bạn hằng ngày.


  • Prototyping: Là khả năng bạn có thể biến ý tưởng thành một sản phẩm mẫu để có thể đi kiểm thử với người dùng. Xây dựng và giả lập các hiệu ứng chuyển động, các tương tác của component trên màn hình làm cho nó hoạt động giống với phần mềm thật mà không cần dùng đến code.

 

Để các bạn hình dung các kiến thức đó giúp ích các bạn thế nào thì mình sẽ đơn giản hoá nó bằng sơ đồ dưới đây nói về phát minh của bánh xe (thiên niên kỷ thứ 5, tại Trung Đông bánh xe có tên gọi là tournettes)





Để có chiếc bánh xe như ngày hôm nay thì nó đã phải trải qua rất nhiều cải tiến, từ sơ khai ban đầu là những lát cắt thân gỗ với độ dày, mỏng và tròn khác nhau, cho đến những chiến bánh xe kim loại ngày nay.

  • Từ khi bánh xe ra đời người ta đã phải làm rất nhiều (User Research) để tối ưu hoá công năng của bánh xe phục vụ đời sống của của con người: Bàn xoay gốm, thành phần của các phương tiện di chuyển, bánh răng, bánh xe nước, cánh quạt...vv

  • Để có thể thực hiện được các nhiệm vụ ở trên người ta sẽ phải tạo ra các cấu phần của bánh xe khác nhau và cách các bộ phận phối hợp nhịp nhàng (Interaction Design)

  • Sau khi thiết kế trên bản vẽ để biết các phiên bản của bánh xe có hoạt động hay không người ta phải làm các bản mẫu với số lượng nhỏ (prototyping) để có thể đi test trên thực tế (Usability), quá trình này là một vòng lặp liên tục, tạo ra bản mẫu → kiểm tra xem có vấn đề gì không → Cải tiến bản mẫu mới → Kiểm thử...cho đến khi người ta có thể tạo ra một phiên bản hoạt động ổn định

  • Sau khi có phiên bản ổn định rồi, người ta sẽ tiến hành hoàn thiện thiết kế của bánh xe sao cho đẹp mắt, thân thiện ví dụ như: Sơn màu gì, dùng vật liệu gì.. (Visual Design/UI Design)

Trong thực tế thì quá trình thiết kế bánh xe hay thiết kế sản phẩm số sẽ phức tạp hơn như vậy, bởi vì bạn sẽ phải làm việc và phối hợp với nhiều thành phần khác nhau trong dự án để hoàn thành mục tiêu như: PO, BA, Dev, Sale, MKT, Designers khác...


Điều mà mình muốn nhấn mạnh ở đây là quy trình thiết kế sản phẩm nói chung đều trải qua các giai đoạn như vậy. Và với những kiến thức cơ bản phía trên thì bạn đã sẵn sàng để tạo ra sự thay đổi, áp dụng kiến thức này vào thực tế để biến kiến thức trên sách vở thành năng lực của mình.


Thời gian học của nhóm kiến thức này tuỳ thuộc vào khả năng và sự phân bổ của từng người, mình khuyến nghị nên trong khoảng: 6-12 tháng cho nhóm kiến thức trên.


Bạn có thể tham khảo khoá học của Mirr Design để rút ngắn thời gian học và tập trung phát triển các kỹ năng phù hợp với mình tại đây

1,504 views0 comments

Recent Posts

See All

Comments


​UI/UX Course

Học tư duy thiết kế, thực hành thiết kế và tăng giá trị của thiết kế trong team

UX Career Support

Trở thành UX Designer chuyên nghiệp ​với sự  dẫn dắt 1-1 từ mentor

bottom of page