top of page

Vượt Qua Hội Chứng Kẻ Mạo Danh: Bí Quyết Cho Product Designer (Impostor Syndrome)

Bài viết thuộc chuỗi bài “Chuyển ngành cùng Mirr”, bạn có thể quay lại tập trước đó để đọc nhé!

 

Ở bài viết này, mình muốn để cập một hiện tượng tâm lý mà hầu như ai cũng đã từng trải qua, chính là “Hội chứng kẻ mạo danh” - Impostor Syndrome. Bài viết dành cho tất cả các bạn, ai đã từng nghĩ:

“Mình thật sự không giỏi”

“Mình chưa đủ khả năng để làm việc này”

“Mình là người thất bại, mình chỉ đang ngồi đây vì may mắn thôi”

Bạn có bao giờ thấy nếu mình lỡ phạm phải một lỗi nhỏ xíu, bạn sẽ nghĩ mọi người xung quanh thấy bạn chẳng làm được gì chưa? Có rồi hả, xin chúc mừng! Bạn đang trải nghiệm “Hội chứng giả mạo” rồi đó!


Hội chứng kẻ mạo danh - Impostor Syndrome là gì?

Hội chứng kẻ mạo danh (Imposter syndrome) là trải nghiệm tâm lý khiến bạn nghĩ mình như kẻ giả mạo, dối trá bất chấp những thành công thực sự mà bạn đã đạt được. Nó có thể xuất hiện trong công việc, các mối quan hệ, tình bạn hoặc nhìn chung là tất cả các khía cạnh. Đây là một hiện tượng rất phổ biến và gây cản trở vì nó kìm hãm sự tự tin mà chúng ta đáng được cảm nhận.

Bạn có thể đang trải nghiệm hội chứng kẻ mạo danh nếu bạn liên tục trải qua cảm giác tự nghi ngờ, ngay cả trong những lĩnh vực mà bạn thường giỏi. (1)

(1) Nguồn: Merriam-Webster. Imposter syndrome.


Hội chứng kẻ mạo danh có thể cảm thấy giống như sự lo lắng, kèm theo niềm tin rằng bạn sẽ bị "phát hiện" và nó cũng có thể biểu hiện thành những lời nói tiêu cực về bản thân. Các triệu chứng của lo âu và trầm cảm thường đi kèm với hội chứng kẻ mạo danh.


Ở hội chứng này, bạn sẽ nghĩ là bạn không xứng đáng đạt được những gì mình đang có, và một ngày nào đó, sẽ có người phát hiện rằng bạn thật sự rất dốt.

Hội chứng kẻ mạo danh không phải là một chẩn đoán lâm sàng mà là một trải nghiệm phổ biến. Theo như tham khảo, Product Designer có khả năng trải nghiệm hội chứng này do bản chất công việc của họ, đòi hỏi sự sáng tạo, đổi mới và chấp nhận rủi ro. (2)



Cách nhận biết của hội chứng kẻ mạo danh là gì?

Những người theo chủ nghĩa hoàn hảo, hay tự chỉ trích và đặt kỳ vọng cao cho bản thân có nhiều khả năng trải nghiệm hội chứng kẻ mạo danh nhiều hơn. (3)

(3) Nguồn: Bravata DM, Watts SA, Keefer AL, et al. Prevalence, predictors, and treatment of impostor syndrome: A systematic review. & Imposter Syndrome: Why You May Feel Like a Fraud | Arlin Cuncic, MA


Giáo dục cũng đóng một vai trò quan trọng, những trẻ em được khen ngợi với thành tích đạt được thay vì nỗ lực của chúng có thể hình thành niềm tin nội tại rằng thành công dựa trên khả năng thiên bẩm hơn là sự chăm chỉ. Các chuẩn mực xã hội và văn hóa nhấn mạnh đến thành tích và sự thành công cũng có thể góp phần vào hội chứng kẻ mạo danh, vì mọi người cảm thấy áp lực phải đáp ứng các tiêu chuẩn cao và sợ bị coi là kẻ thất bại.

Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Tạp chí Quốc tế về Khoa học Hành vi, 70% mọi người đều trải qua Hội chứng Kẻ Mạo Danh vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Tuy nhiên, phụ nữ có xu hướng mắc phải hội chứng này nhiều hơn nam giới (4). Trong một nghiên cứu của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, 60% phụ nữ cho biết từng trải qua Hội chứng Kẻ Mạo Imposter Syndrome), so với 40% nam giới. (5)

(4) Nguồn: Sakulku, J. (2011). The Impostor Phenomenon. The Journal of Behavioral Science, 6(1), 75–97. https://doi.org/10.14456/ijbs.2011.6

(5) Nguồn: Young A, Handlery K, Kahl D, Handlery R, James D. A Survey of the Prevalence of Impostor Phenomenon Among US Entry-Level Doctor of Physical Therapy Students. J Phys Ther Educ. 2024 Mar;38(1):19–24. doi: 10.1097/JTE.0000000000000313. Epub 2023 Nov 15. PMCID: PMC10868668.


Theo dữ liệu trên, chúng ta có thể thấy là hầu hết tất cả chúng ta đều có thể trải nghiệm hội chứng kẻ mạo danh một lần nào đó trong đời. Có thể bạn đã gặp, hoặc đang gặp, hoặc sẽ trải qua trong tương lai của mình. Nên đây hoàn toàn là một biểu hiện xã hội, không phải của riêng cá nhân nào. Bạn có thể xem một số biểu hiện sau của “Hội chứng kẻ mạo danh”:

  • Lo lắng khi nhận feedback

  • Nghĩ thành tựu của mình là do MAY MẮN

  • Thấy bản thân mình chưa đủ giỏi → nên bạn thường xuyên bỏ qua những cơ hội tốt

  • Gặp lỗi nhỏ thì sẽ khiến bạn ức chế và khó chịu, thí dụ như sai một lỗi chính tả nhỏ xíu trên một các slide trong bài thuyết trình của bạn mà bạn đang thuyết trình chẳng hạn

  • Chuẩn bị quá nhiều cho một cái gì đó, vì bạn tự đặt ra tiêu chuẩn mình cực kì cao

  • Và hơn hết, nếu bạn đang muốn chuyển ngành, thì bạn lại đang chấp nhận ở lại công việc hiện tại vì mình nghĩ mình không đủ tốt để làm việc khác, không ai muốn nhận mình nếu mình ra khỏi môi trường hiện tại.

Điều quan trọng nhất là, hội chứng kẻ mạo danh, sẽ không làm bạn có thể khai phá hết tiềm năng của chính mình.


Hội chứng kẻ mạo danh ảnh hưởng gì đến Product Designer?

Hội chứng kẻ mạo danh là hoàn toàn có thật, và nó ảnh hưởng đến nhiều Designer, Developer và hầu như ở những lĩnh vực khác nhiều hơn bạn nghĩ. Với Product Designer, việc phải liên tục tìm kiếm các giải pháp để giải quyết nhu cầu người dùng, sáng tạo ra các giải pháp ấy, và hơn nữa cộng tác, đàm phán với các bên xung quanh là công việc thường ngày mà mình cần phải trải qua. Bởi vì cốt lõi cơ bản của công việc thiết kế cộng tác dựa trên việc công khai phê bình các bản thiết kế nhằm giải quyết các vấn đề về sản phẩm, hoàn toàn vì mục đích thiết kế ra trải nghiệm người dùng tuyệt vời nhất.



Hội chứng kẻ mạo danh có thể ảnh hưởng đáng kể đến đời sống nghề nghiệp và cá nhân của Product Designer. Nó có thể dẫn đến thiếu tự tin, điều này có thể ảnh hưởng đến việc ra quyết định, giao tiếp và hợp tác với người khác.


Là một Product Designer, chúng ta cần học cách tách bạch bản thân khỏi công việc để có thể gạt bỏ cái tôi và cởi mở đón nhận phản hồi của người khác. Điểm chung mà mình quan sát và tích cực cố gắng áp dụng vào sự nghiệp của mình khi nghiên cứu và quan sát nhiều về các cá nhân đã thành công nhất định trong lĩnh vực là khả năng buông bỏ và nhìn nhận công việc thiết kế của chính bạn qua một lăng kính khách quan. Với một sự thay đổi đơn giản trong suy nghĩ, bạn có thể tiến rất xa trong sự nghiệp của mình đấy.


Vậy có cách nào để vượt qua hội chứng kẻ mạo danh này không?


“Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”

Một cách duy nhất để có thể vượt qua và giải hạn cho chính hội chứng kẻ mạo danh này chính là đối mặt với nó. Hội chứng kẻ mạo danh được xây dựng từ chính sự tự ti của bản thân mình, cộng với những lời nói tiêu cực mà mình tự nhủ với bản thân mình. Thì để lật ngược ván cờ, bạn cần phải đối mặt trực tiếp mới có thể vượt qua hội chứng kẻ mạo danh này.


Nhận biết và chấp nhận

Bước đầu tiên để vượt qua hội chứng kẻ mạo danh là nhận biết và thừa nhận nó. Các nhà thiết kế sản phẩm nên lưu ý đến các triệu chứng của hội chứng kẻ mạo danh và suy ngẫm về trải nghiệm của bản thân để xác định xem họ có đang mắc phải hội chứng này không. Chúng ta nên thừa nhận rằng hội chứng kẻ mạo danh là một trải nghiệm phổ biến và chúng ta không hề đơn độc.


Đối mặt trực tiếp bằng cách luôn tìm kiếm feedback, và bỏ cái tôi của bản thân xuống

Nếu chúng ta chủ động tìm kiếm phản hồi về công việc thiết kế của mình thường xuyên, những cuộc trò chuyện phản hồi đó sẽ trở thành một phần không thể thiếu của quá trình thiết kế và củng cố ý tưởng rằng công việc thiết kế của chúng ta được định hình tốt nhất thông qua việc giải quyết vấn đề theo cách cộng tác.

Đặt cái tôi sang một bên sẽ cho phép chúng ta nhìn nhận công việc thiết kế của mình một cách khách quan, giúp chúng ta thoải mái hơn khi nhận được phản hồi. Từ đó, chúng ta hiểu rằng những nhận xét tiêu cực hoặc đóng góp mang tính xây dựng nhắm vào chính bản thiết kế, chứ không nhằm vào bản thân chúng ta với tư cách là nhà thiết kế.

Có thể một vài lần đầu bạn sẽ cảm thấy khó chịu. Thí dụ nhé: mình sẽ hỏi sếp mình ý kiến về điểm mạnh và yếu của mình. Sếp mình sẽ nói là ờ điểm mạnh là em chịu khó, lúc đó mình vẫn sẽ có suy nghĩ là “chắc là do mình chưa đủ thông minh nên sếp mới khen mình chăm chỉ”. Nhưng thật ra không phải, sếp mình nói mình chịu khó là do sếp thấy vậy thật, chứ mệnh đề “thông minh” hoàn toàn không nằm trong ngữ cảnh cuộc trò chuyện này. Nhưng càng tìm kiếm feedback, bạn càng sẽ quen hơn và xem nó như một phần không thể thiếu để có thể phát triển mình.

Tương tự với sản phẩm thiết kế của bạn cũng thế, khi gửi bài cho cả nhóm mình xem, mỗi người sẽ có các góc nhìn cá nhân, và từ đó sẽ có tranh luận. Nhưng thật ra không hề tranh luận về bạn, mà họ chỉ đang giống chúng ta, là làm thế nào để sản phẩm/luồng đi có thể tốt nhất đối với góc nhìn của họ thôi. Hãy buông bỏ cái tôi của mình để từ đó mình có thể mở mang được tầm mắt của mình hơn.


Nâng cao nhận thức đối với bản thân

Ở tập đầu tiên của series chuyển ngành, mình có viết về biết được điểm mạnh và cần cải thiện của bản thân (Tìm ra thế mạnh của bạn khi chuyển sang ngành UX/UI - Mình giúp bạn chuyển ngành). Đó là một sự bắt đầu rất tốt để bạn biết bạn đang ở đâu, bạn muốn là ai và từ đó bạn có thể tự đi đến hình mẫu, vai trò mà bạn muốn hướng đến.

Khi bạn xác định được đích đến, hãy luôn tiếp tục học hỏi và phát triển các kỹ năng và kiến thức của mình. Điều này bao gồm tham gia các hội thảo, hội nghị và các buổi đào tạo, cũng như tìm kiếm những trải nghiệm và thử thách mới. Bằng cách liên tục học hỏi và phát triển, bạn có thể nâng cao sự tự tin và chuyên môn của mình.

Khi bạn nhận thức được mình đang như thế nào, hãy nói những điều tích cực với mình mỗi ngày, vì nhờ thế bạn biết mình đang luôn cố gắng, tôn trọng các cơ hội đã đến với mình và buông bỏ những suy nghĩ chối bỏ bản thân của mình.

Có một phương pháp mà mình rất thích, và luôn vận dụng nó mỗi ngày để mình nhìn nhận được suy nghĩ bản thân, đó chính là luôn nói những lời động viên chính mình - “Affirmations”. Bạn có thể viết những lời động viên bản thân, hoặc khen chính mình, dán chúng ở nơi bạn thấy đầu tiên khi mở mắt dậy, và cái cuối cùng bạn đọc mỗi buổi tối. Một hành động rất đơn giản, nhưng sẽ giúp bạn thay đổi suy nghĩ của bạn dành cho bản thân mình mỗi ngày.



Bạn có thể đạt được bất cứ điều gì mình đặt mục tiêu, chỉ phụ thuộc vào mức độ bạn mong muốn nó đến nhường nào. - Becky Birch

Yêu thương những lỗi lầm của bản thân


Ta nên coi thất bại như một cơ hội để phát triển và học hỏi. Bạn cần nhận ra rằng thất bại là một phần tự nhiên của quá trình thiết kế và mỗi lần thất bại sẽ đưa họ đến gần hơn với thành công. Bằng cách định nghĩa lại thất bại thành cơ hội học hỏi, các nhà thiết kế sản phẩm có thể giảm thiểu nỗi sợ thất bại và tự tin chấp nhận rủi ro hơn.

Một chút về chủ nghĩa hoàn hảo, thật ra điều này sẽ ngăn cản nhiều hơn là giúp bạn làm được điều gì đó lớn lao. Vì..không có gì là hoàn hảo cả, mà luôn được học hỏi và cải thiện lên. Đó là cả một quá trình cải tiến. Nên từ những lỗi lầm, đừng xem nó là lỗi lầm nhé, nó chính là bài học để mình lại tiếp tục.


Lời hay ý đẹp chốt bài


Khi bắt đầu sự nghiệp, bạn sẽ dễ dàng đánh mất sự tự tin, nhưng đừng bỏ cuộc - ai mới bắt đầu, chỉ cần đủ tập trung, đều có thể trở thành chuyên gia. Hãy nhớ, ai cũng từng là người mới vụng về. Không ai sinh ra đã là chuyên gia - điều đó đến từ sự chăm chỉ, kiên trì, cống hiến và thời gian.

"Nếu bạn được bao quanh bởi các chuyên gia, thì bạn đang ở một vị trí cực kỳ thuận lợi."

Thay vì hướng năng lượng vào bản thân, hãy tập trung ra bên ngoài. Đây là cách tốt nhất để chống lại hội chứng kẻ mạo danh. Hãy đến công ty mỗi ngày và hoàn thành công việc của bạn. Nếu bạn muốn xây dựng sự nghiệp trong lĩnh vực thiết kế sản phẩm, bạn có thể bắt đầu những bước đầu tiên ngay hôm nay.

Thành công cần thời gian! Hành trình quan trọng hơn nhiều so với đích đến. Phải mất thời gian để xây dựng - ai cũng bắt đầu từ dưới đáy vào một thời điểm nào đó.

 

Mirr Design hiện đang tuyển sinh khóa học “User Experience Essentials” - UXE, "Comprehensive UI Design" - CUID & "UX & Interaction Design" - UXID. Cùng tìm hiểu thêm nhé!


Ai nên học? Khoá học phù hợp với tất cả những ai đang phát triển các sản phẩm số và muốn đưa sản phẩm của mình đến tay người dùng, từ Product Owner/Product Manager, Business Analyst, Visual Designer, Marketer và cả những người muốn bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực UI/UX.



357 views0 comments

Comments


​UI/UX Course

Học tư duy thiết kế, thực hành thiết kế và tăng giá trị của thiết kế trong team

UX Career Support

Trở thành UX Designer chuyên nghiệp ​với sự  dẫn dắt 1-1 từ mentor

bottom of page