Mục tiêu của Resume/CV
Mục tiêu của Resume/CV dùng để tóm tắt kinh nghiệp làm việc thực tế của bạn giúp cho nhà tuyển dụng có thể đánh giá sơ bộ về kiến thức, kỹ năng của bạn. CV cũng là bước đầu tiên trên hành trình chinh phục doanh nghiệp mà bạn mơ ước tham gia, chuẩn bị tốt CV bạn sẽ cho thấy một tinh thần nghiêm túc và chuyên nghiệp với nhà tuyển dụng
Trong thực tế Resume, Cover letter và portfolio luôn có sự gắn kết liền mặt, góp phần truyền tải một câu chuyện xuyên suốt về cá nhân bạn.
Cấu phần quan trọng của một Resume
1. Contact Details:
Đây là phần để nhà tuyển dụng liên lạc với bạn, nó cần đặt ở vị trí dễ nhìn. các thông tin quan trọng bao gồm, mình sẽ để cả tiếng Anh và tiếng Việt để bạn hiểu, tuy nhiên mình khuyến nghị bạn nên dùng tiếng anh trong resume của bạn:
Name/Tên
Email Address/Địa chỉ email
Number/ SĐT
Đường dẫn tới portfolio
Một số thông tin optional: Đường link đến linkedin, những thứ khác bạn muốn NTT thấy
2. Summary/Highlight:
Bạn có thể viết 1-2 câu ngắn gọi giới thiệu về những điểm mạnh, điểm đặc biệt của bản thân, phần này không bắt buộc, nếu CV bạn dài quá thì có thể bỏ ra
3. Working Experience/ Kinh nghiệp làm việc
Đây là phần quan trọng nhất của resume, nơi phản ánh một cách tóm tắt tiểu sử làm việc của bạn. Phần này đòi hỏi bạn dành nhiều thời gian nghiên cứu cũng như công sức để có thể tóm tắt được những dòng mô tả phù hợp với bản thân và thuyết phục NTT bạn phù hợp với công việc tiếp theo. Một số đề mục quan trọng
Tên công ty
Thời gian làm việc của bạn/ thời gian dự án
Title của bạn
Đoạn mô tả ngắn gọn, xúc tích về công việc của bạn
Điều quan trọng nhất ở phần mô tả về công việc là thay vì liệt kê hàng loạt những công việc viết ở trong JD của nhà tuyển dụng bạn cần đề cập đến những thành tựu, kết quả mà bạn đạt được trong quá trình làm việc.
Ví dụ: Bạn đã cải tiến chức năng hiển thị thông tin sản phẩm giúp cho xxx người dùng đưa ra quyết định nhanh hơn, từ đó góp phần làm tăng sale quý 4 lên xx%
Nếu bạn mới bắt đầu các dự án mà chưa thể có kết quả cụ thể thì bạn có thể nói về những khó khăn mà bạn đã giải quyết được, những bài học mà bạn học được trong dự án. công việc đó.
Hãy luôn chú ý để đề cập đến kết quả của giải pháp, điều này giúp bạn ghi điểm rất tốt ở vòng screening resume và tạo sự khác biệt trên hồ sơ
4. Skills/Kỹ năng của bạn
Nhóm skills chỉ cần ngắn gọn, liệt kê mạch lạc, rõ ràng. Bạn nên tìm và đề cập đến những từ khoá nói về skill dễ hiểu với tất cả mọi người. Điều quan trọng nhất là skill được liệt kê phù hợp với job mà bạn đang apply để tạo ra sự đồng bộ và cảm giác phù hợp cho người đọc CV. Để tạo sự đồng bộ thì bạn cần chú ý đến JD của công việc.
Ví dụ khi bạn apply công việc có JD dưới đây:
Đọc xong JD, bạn cần list ra những từ khoá mà yêu cầu công việc đề cập để khi bạn cập nhập skill của mình, bạn sẽ ưu tiên đề cập những skills mà bạn có nằm trong yêu cầu công việc chẳng hạn như : Prototype tools, User-centered design, design system, agile methodologies, visual design, interaction design, storyboard, communication, english, problem-solving, research...vv
Bạn không cần thiết phải cho toàn bộ list skills của mình lên nếu nó quá dài, hãy chọn lọc những skills mà công việc yêu cầu. Lưu ý: Không fake skills nếu bạn không có
5. Education/ Đào tạo, chứng chỉ
Nếu như bạn có những bằng cấp liên quan đến lĩnh vực mà bạn apply thì bạn nên viết ra, còn lại nếu nó không thực sự liên quan thì có thể lược bỏ. Khi bạn mới bắt đầu làm nghề thì người ta có thể quan tâm, nhưng với người đã có 5-10 năm kinh nghiệm thì đa phần NTT để ý đến kinh nghiệm làm việc hơn là bằng cấp. Nếu có GPA cao thì cũng nên đề cập ví dụ như là: Top 1% điểm cao nhất, GPA tốt nghiệp thủ khoa...vv
6. Awards/ Giải thưởng
Nếu bạn đạt giải trong các cuộc thi thiết kế, hay bất kỳ giải thưởng nào liên quan đến lĩnh vực bạn nên cho vào, nó sẽ tạo sự tin tưởng thêm cho CV của bạn.
Thiết kế Resume
Sau khi đã có nguyên liệu rồi thì việc tiếp theo của bạn là xào nấu, các thông tin mà bạn đã liệt kê ra nên được trình bày trong một bố cục đơn giản, rõ ràng, dễ theo dõi. Bạn cần chú ý đến các yếu tố như Font chữ, màu sắc, kích cỡ, độ tương phản và phân cấp thị giác để đảm bảo thông tin bạn kể được liền mạch và nó dẫn người xem đi từ đầu đến cuối mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Có rất nhiều công cụ thiết kế để bạn chọn lựa: Illustration, Sketch...bạn nên chú ý tối ưu dung lượng trên các nền tảng thiết kế để đảm bảo resume của bạn không vượt quá 1MB. Đảm bảo thiết kế ở định dạng phổ thông như PDF, doc...
Thực hiện Usability test
Trước khi chính thức đem ra thị trường, hãy xuất file và gửi cho một vài người bạn của bạn để kiểm tra xem họ có gặp vấn đề khó khăn gì trong việc xem resume của bạn không. Một số vấn đề phát sinh có thể xảy ra như:
Sai lỗi chính tả, thiếu dấu chấm câu, thừa khoảng trống, căn lề chưa thẳng...vv
Bạn dùng quá nhiều thuật ngữ chuyên ngành khiến người đọc khó hiểu
Định dạng PDF lỗi không thể mở file do quá trình truyền file, hoặc xuất file bị lỗi
Quá trình test giúp bạn kiểm tra resume lần cuối trước khi gửi cho nhà tuyển dụng để đảm bảo resume của bạn hoàn thiện nhất, dễ đọc và sử dụng nhất.
Một số điểm cần tránh trong viết resume
Không viết quá dài (>3 trang), bạn nên cố gắng tóm gọn nội dung trong 1-2 trang
Không để các thông tin cá nhân không liên quan đến việc đưa ra quyết định: Ảnh cá nhân, tuổi, địa chỉ nhà, tình trạng hôn nhân, sở thích...vv
Không đưa ra đánh giá cá nhân về công ty, công việc mà bạn từng làm ở resume
Nếu bạn đang xây dựng hồ sơ để apply, bạn có thể tham khảo thêm bài viết của mình về:
コメント