top of page

8 tips nâng tầm portfolio của bạn

Portfolio trong ngành UI/UX là một yếu tố quan trọng để các ứng viên đi xin việc. Ở những ngành khác, đa phần các nhà tuyển dụng chỉ yêu cầu các ứng viên có resume, CV, tuy nhiên khi bước chân vào ngành design, “Portfolio"lại là một phần không thể thiếu.


Portfolio hiểu đơn giản là nơi chúng ta lưu giữ các case study, dự án của bản thân.


Mục đích của case study là:

  • Giúp cho người khác thấy được cách bạn sắp xếp công việc

  • Giúp cho người khác thấy được quá trình thiết kế của bạn

  • Giúp cho người khác thấy cách mà bạn suy nghĩ

  • Giúp cho người khác thấy được kĩ năng của bạn

  • Giúp cho người khác thấy được cách mà thiết kế của bạn ảnh hương trong đời thức


Ngoài ra portfolio còn được sử dụng như một sản phẩm cá nhân để chúng ta quảng bá bản thân mình. Trong bài viết này, Mirr Design sẽ chia sẻ 8 tips giúp portfolio của bạn hoàn thiện và có nhiều điểm nhấn hơn nhé!

1. Hãy luôn bắt đầu từ việc “có một vấn đề" và "mong muốn giải quyết được vấn đề" đó.


Trong case study của mình, Juwon Lee đã nêu rất rõ ràng những vấn đề mà ứng dụng anh ấy đang nghiên cứu gặp phải. Điều này được thể hiện rõ ràng từ việc anh làm nghiên cứu và tổng hợp lại các nghiên cứu của mình để tìm ra những vấn đề gốc tạo nên sự chưa hài lòng của khách hàng. Tiếp theo, dựa vào kinh nghiệm, kiến thức của mình để đưa ra những giải pháp hợp lý.



2. Hãy cho mọi người thấy quá trình thiết kế của bạn một cách chi tiết.

Hãy đưa ra cho người xem thấy quá trình bạn lên ý tưởng cũng như thực hiện ý tưởng, từ brainstorming, sketch, wireframes, đến mockup, low fidelity và rồi high fidelity. Tất cả những thông tin này giúp người khác thấy được cách bạn tư duy giải quyết vấn đề trong quá trình thiết kế.


Trong dự án của mình Ted Lee đã cho chúng ta thấy một quá trình làm việc rất rõ ràng từ việc các bạn ấy lên ý tưởng, brainstorm với nhau, sau đó là tổ chức workshop với người dùng để hiểu thêm về họ. Thông qua việc chia sẻ về quá trình làm việc của cả nhóm, ta hiểu rõ hơn về phương pháp các làm việc, và cách suy nghĩ để tìm ra vấn đề cốt lõi và giải quyết vấn đề đó một cách hợp lý nhất.




Trong dự án của bản thân Michael Klepacki cũng giới thiệu chi tiết các bước anh đã thực hiện trong quá trình thiết kế, lý do tại sao làm điều ấy và những điều đã rút ra được sau quá trình đó. Sự tỉ mỉ và chi tiết là điểm cộng rất lớn cho portfolio.


Case study của Michael Klepacki


3. Hãy có luận cứ để bảo vệ cho quan điểm của mình.

Tại sao bạn lại chọn màu này, tại sao sao lại chọn font chữ này, tại sao lại chọn luồng người dùng như thế này. Luôn luôn có lý do cho mỗi hành động của bản thân.


Đa phần để có thể lên màu, lên chi tiết cho các trang web và ứng dụng mà chúng ta đang thiết kế và đảm bảo rằng tất cả các màn hình trong trang web có sự đồng nhất thì chúng ta cần có một style guide. Có rất nhiều người thêm các style guide này vào phần trình bày của dự án, nhưng ít ai giải thích tại sao họ lại chọn những phong cách thiết kế như vậy. Vậy tại sao chúng ta không trở nên khác biệt hơn đa số một chút? Nhà tuyển dụng sẽ rất hứng thú nếu chúng ta có thể đưa ra các dẫn chứng bảo vệ những luận điểm của chúng ta.




4. Hãy làm nổi bật lên những kĩ năng bạn có trong portfolio để phù hợp với vị trí bạn ứng tuyển



5. Hãy biến dữ liệu thành hình ảnh và các con số để người đọc dễ dàng tiếp nhận thông tin hơn.


Các con số, đồ thị, hình ảnh luôn là những thứ bắt mắt và dễ thu hút ánh nhìn của chúng ta và khiến chúng ta tiếp nhận thông tin nhanh hơn. Do đó, khi có các thông tin nghiên cứu hay về data, thay vì viết chúng ra theo cách thông thường thì hãy biểu thị chúng bằng cái gì đó khác bắt mắt hơn.



6. Hãy chia sẻ về những gì bạn đã học được, cũng như những phần bạn muốn cải tiến thêm trong quá trình làm sản phẩm.


Đây là một phần mọi portfolio nên có. Nó giúp cho bạn đánh giá được bản thân, biết mình làm chưa tốt hay đã làm tốt cái gì. Khi bạn tự suy ngẫm bạn sẽ hiểu bản thân mình hơn. Ngoài ra đây cũng là một cách “khoe khéo" với mọi người những điều bạn đang làm rất tốt. Thông qua quá trình này, mình đảm bảo bạn sẽ có một cái nhìn toàn diện về dự án cũng như cũng công sức nỗ lực của bạn.



7. Hãy tìm kiếm feedback từ mọi người.

Khi người khác đọc case study của bạn, họ sẽ đưa cho bạn những góp ý từ content, nội dung, bởi vì có những thứ có thể là hiển nhiên với bạn nhưng chưa chắc đã là hiển nhiên với người khác.


8. Chú ý đến tiểu tiết.

Hãy chú ý đến spacing, layout, chính tả, ngữ pháp, từ vựng. Đừng để những lỗi nhỏ này khiến cho case study của bạn không còn tinh tế nữa. Ngoài ra việc chú ý đến những điều này sẽ khiến bạn trở nên cẩn thận và tỉ mỉ hơn đó.


Trên đây là một vài tips giúp các bạn nâng cấp portfolio của mình. Nếu bạn còn tips nào nữa, hãy comment chia sẻ thêm cho Mirr nha!


Tác giả: Alice Phương Nguyễn

257 views0 comments

Recent Posts

See All

Comments


​UI/UX Course

Học tư duy thiết kế, thực hành thiết kế và tăng giá trị của thiết kế trong team

UX Career Support

Trở thành UX Designer chuyên nghiệp ​với sự  dẫn dắt 1-1 từ mentor

bottom of page