Ai sẽ là người đọc Case Study trong Portfolio của bạn? Bingo! Chắc chắn là Recruiter và Hiring Manager của bạn.
Mình chơi một chút game nhập vai nha, thí dụ bạn là nhà tuyển dụng của một công ty công nghệ làm về ví điện tử, bạn đang tìm kiếm một UX/UI Designer có khả năng cải thiện flow thanh toán và tăng trải nghiệm người dùng. Bây giờ, bạn sẽ tìm gì trong khi đọc Case Study của ứng viên? Và kiểu Case Study nào sẽ thu hút bạn hơn?
Giữ vai nhé, bây giờ mình cùng đào sâu vào cấu trúc 1 case study cần có.
Đây là cấu trúc cơ bản và tổng quát của một case study dành cho UX Designer, tùy vào thị trường hoặc lĩnh vực chuyên môn của bạn, bạn có thể tự do thay đổi một số phần và không phải theo thứ tự này, nhưng, hãy xem xét.
Vai trò của bạn (và đồng nghiêp nếu có) trong dự án này
Giới thiệu — scenario/problem/goal
Người dùng là ai?
Design Process (methodology; roadmaps; metrics; research…)
Bạn dùng công cụ nào cho dự án này?
Các nghiên cứu
Sketches, wireframes, graphics, prototype
Kết quả và kinh nghiệm rút được khi làm Usability testing/trước và sau khi áp dụng UX Design và sản phẩm
Final Design của bạn — style guide
Tổng kết/Tầm ảnh hưởng của dự án
Bạn học được gì từ dự án?
Các bước tiếp theo của dự án này là gì?
1. Vai trò của bạn (và đồng nghiêp nếu có) trong dự án này
Bạn có thể trình bày đơn giản, như danh mục của Lisa bên dưới, hoặc giải thích rõ hơn một chút, như danh mục của Jonny, tôi sẽ nói rằng cái thứ hai thú vị hơn, vì nó chi tiết hơn.
⬇️ Ví dụ đầu tiên
⬇️ Ví dụ thứ 2
Đừng bỏ qua mục này, nếu nhà tuyển dụng thích dự án, họ sẽ muốn biết bạn có phải là người làm những điều họ thích nhất hay không.
2. Giới thiệu - Scenario/Problem/Goal
Vấn đề nào bạn đang cố gắng giải quyết - Mục tiêu của bạn với dự án là gì và chính xác thì bạn đang cố gắng làm điều gì?
Bạn có thể xem nó như một phần giới thiệu bằng cách tự hỏi, dự án này là gì? Làm thế nào tôi có thể bắt đầu kể câu chuyện này?
Dù là bạn có đang làm dự án riêng, hay phát triển 1 tính năng cho công ty/dự án khách hàng. Thì bạn vẫn cần nắm được mình đang cố gắng giải quyết vấn đề nào. Và mình sẽ kể câu chuyện này ra sao.
Bạn có thể xem một số ví dụ bên dưới:
⬇️ Ví dụ đầu tiên
⬇️ Ví dụ thứ hai
3. Người dùng của bạn là ai?
Ai là khách hàng của khách hàng của bạn, và ai là khách hàng của công ty bạn làm việc? Ai sẽ là người sử dụng sản phẩm? Ai sẽ là nhân vật chính mà bạn chăm sóc trong dự án này?
Thông thường, chúng ta sẽ trình bày một số Personas thể hiện người dùng của dự án, điều đó không bắt buộc, bạn cũng có thể mô tả người dùng trong một vài dòng hoặc thể hiện họ trong một hình ảnh khác, tất cả phụ thuộc vào loại dự án bạn đang thực hiện.
4. Design Process
Trong quá trình thực hiện dự án, bạn đã ưu tiên những gì nên được xây dựng như thế nào?
Có thể tất cả chúng ta đều phải đối mặt với những thách thức khi thực hiện một dự án, có thể ý định ban đầu không diễn ra như mong đợi, nghiên cứu của bạn không thể mang lại kết quả như mong đợi khiến bạn phải thay đổi hướng đi hoặc bạn nhận ra rằng bất kỳ công cụ nào bạn muốn xây dựng sẽ tốn nhiều chi phí hơn, vì vậy bạn phải tìm một cách rẻ hơn để giải quyết vấn đề.
Rất nhiều điều có thể xảy ra khi làm việc trên một sản phẩm, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ ghi chú mỗi khi đối mặt với thử thách trong dự án của mình, để bạn có thể nói về nó trong nghiên cứu điển hình.
5. Bạn sử dụng công cụ nào cho dự án của mình?
Điều này có thể rất có giá trị đối với nhà tuyển dụng vì họ thường tìm kiếm ứng viên nào có kỹ năng sử dụng một số công cụ mà doanh nghiệp dùng, chi tiết này các nhà tuyển dụng thường đề cập đến các công cụ trong bản mô tả công việc và cách tốt nhất bạn có thể chứng minh mình có những kỹ năng đó là cho thấy rằng bạn đã sử dụng chúng trong dự án.
6. Cách bạn nghiên cứu và tóm tắt kết quả
Những loại nghiên cứu đã được tiến hành trong dự án này? Bạn đã sắp xếp chúng ra sao? Bạn muốn biết điều gì và bạn rút ra kết luận gì sau khi phân tích các nghiên cứu? Bạn đã áp dụng khuynh hướng của bạn trong dự án? Làm sao?
7. Sketches, wireframes, graphics, prototype
Nếu bạn tự nhận mình là một nhà thiết kế, tốt hơn hết bạn nên đảm bảo rằng bạn có thể thiết kế một cách dễ dàng để thể hiện quá trình phát triển dự án của mình.
Cố gắng biến thông tin phức tạp thành một thông tin dễ hiểu bằng cách chuyển hóa nó thành bản thiết kế, và đừng quên thể hiện quy trình thiết kế của bạn, hình ảnh rất quan trọng.
8. Kết quả và kinh nghiệm rút được khi làm Usability testing/trước và sau khi áp dụng UX Design vào sản phẩm
Đừng quên hiển thị các bài kiểm tra khả năng sử dụng và các cải tiến đã được thực hiện sau khi phát hiện vấn đề.
Trình bày theo cách “trước và sau” là cách mình thấy đơn giản và hiệu quả nhất
9. Trình bày bản thiết kế hoàn thiện
Đây là lúc để cho kết quả của bản thân được tỏa sáng! Đừng quên “khen” bản thân một chút nhé. Thành quả là của bạn mà.
10. Tổng kết /Sức ảnh hưởng của dự án
Phần tổng kết của case study cũng giống như bạn kết luận về một bài nói chuyện, một bài báo, v.v., Nhấn mạnh điểm mạnh của dự án, bạn cũng có thể sử dụng các con số hoặc đánh giá để chỉ ra tác động của sản phẩm của mình.
Nếu đây là dự án cá nhân của bạn, bạn có thể để những lời review của các thành viên tham gia vào nghiên cứu người dùng trong dự án.
11. Bạn học gì từ dự án này?
Là một UX Designer, bạn đảm nhận bao nhiêu dự án không quan trọng, luôn có điều gì đó mới mẻ để học hỏi từ dự án mới, hãy đảm bảo ghi chú trong khi thực hiện dự án, để bạn không quên nó.
12. Các bước tiếp theo bạn có thể làm cho dự án trong tương lai
Một sản phẩm không bao giờ hoàn thiện hoàn hảo 100% cả, vậy bước tiếp theo để cải thiện những gì bạn đã xây dựng cho đến nay là gì?
Case Study của bạn đã có những đầu mục này chưa? Hay đối với bạn, mình có thể thêm/bớt những đầu mục nào? Hãy chia sẻ ý kiến của mình nhé!
Comentarios